Bối cảnh Chiến_tranh_Nagorno-Karabakh_2020

Xem thêm thông tin: Lịch sử Nagorno-Karabakh

Chủ quyền lãnh thổ vùng Nagorno-Karabakh được tranh giành quyết liệt giữa Armenia và Azerbaijan.Xung đột hiện thời có nguồn gốc từ những sự kiện sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và ngày nay vùng này de jure là một phần của Azerbaijan, mặc dù phần lớn là de facto cai quản bởi Cộng hòa Artsakh không được quốc tế công nhận, ủng hộ bởi Armenia.[134]

Thời kỳ Xô viết

Trong thời kỳ Xô viết, khu vực chủ yếu gồm người Armenia định cư này được cai quản như một oblast tự trị trong Azerbaijan Xô viết.[135] Khi Liên Xô bắt đầu tan rã từ cuối thập niên 1980, câu hỏi về tình trạng của Nagorno-Karabakh lại được đặt ra, vào ngày 20 tháng 2 năm 1988, quốc hội của Oblast Tự trị Nagorno-Karabakh thông qua một nghị quyết yêu cầu chuyển giao oblast từ Azerbaijan SSR sang Armenia Xô viết. Azerbaijan bác bỏ yêu cầu này vài lần,[136] và bạo động dân tộc nhanh chóng diễn ra sau đó, với một loạt các pogrom diễn ra giữa năm 1988 và 1990 chống lại người Armenia ở Sumgait, GanjaBaku,[137][138][139][140] và chống lại người Azerbaijan ở GugarkStepanakert.[141][142][143][144] Sau khi quyền tự trị của Nagorno-Karabakh chấm dứt, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 10 tháng 12 năm 1991. Cuộc trưng cầu dân ý bị người dân Azerbaijan tẩy chay, chiếm 22,8% dân số của vùng lúc bấy giờ. Kết quả, có 99,8% người tham gia bỏ phiếu đồng ý ly khai. Đầu năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ, khu vực chìm vào trong chiến tranh.[136]

Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất

Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất bắt nguồn từ sự di dời của khoảng 725.000 người Azerbaijan và 300.000–500.000 người Armenia từ cả Azerbaijan và Armenia.[145] Nghị định Bishkek năm 1994 chấm dứt cuộc chiến và cho Armenia tương đối nhiều lãnh thổ: ngoài việc kiểm soát phần lớn vùng Nagorno-Karabakh, Cộng hòa Artsakh cũng chiếm giữ những quận có người Azerbaijan như Agdam, Jabrayil, Fuzuli, Kalbajar, Qubadli, LachinZangilan.[146] Các điều khoản của thỏa thuận Bishkek dẫn đến một xung đột đóng băng trong khu vực.[147] Quá trình hòa giải từ quốc tế bắt đầu với Nhóm OSCE Minsk năm 1994, và nỗ lực gần đây nhất trước cuộc chiến năm 2020 là Nguyên tắc Madrid.[148][149] Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua bốn nghị quyết năm 1993, kêu gọi việc rút "quân chiếm đóng" trong lãnh thổ xung quanh Nagorno-Karabakh,[150]và trong năm 2008 Đại hội đồng thông qua một nghị quyết yêu cầu Armenia rút quân ngay lập tức,[151] tuy nhiên các đồng tọa Nhóm OSCE Minsk (Nga, Pháp, và Mỹ) bỏ phiếu chống.[152]

Xung đột đóng băng

Suốt ba thập kỷ, nhiều vụ vi phạm lệnh ngừng bắn đã xảy ra, trong đó nghiêm trọng nhất là xung đột Nagorno-Karabakh năm 2016 kéo dài 4 ngày.[153] Khảo sát cho thấy rằng người dân của Nagorno-Karabakh không muốn trở thành một phần của Azerbaijan, vào tháng 8 năm 2019, trong một tuyên bố ủng hộ thống nhất lãnh thổ, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng "Artsakh là của Armenia, chấm hết".[154]Các cuộc giao tranh khác tiếp tục diễn ra ở biên giới giữa Armenia và Azerbaijan vào tháng 7 năm 2020.[153] Hàng ngàn người Azerbaijan biểu tình đòi chiến tranh đáp trả Armenia, và Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng ủng hộ cho Azerbaijan.[155] Ngày 29 tháng 7 năm 2020, Azerbaijan thực hiện một chuỗi các cuộc diễn tập quân sự kéo dài từ 29 tháng 7 đến 10 tháng 8 năm 2020,[156] theo sau bởi những cuộc diễn tập khác vào đầu tháng 9 với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ.[157] Trước khi xung đột leo thang trở lại, xuất hiện những cáo buộc cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ chuyển hàng trăm binh lính của Quân đội Quốc gia Syria từ Sư đoàn Hamza sang Azerbaijan.[158] Chính phủ Azerbaijan bác bỏ việc sử dụng binh lính ngoại bang.[159]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nagorno-Karabakh_2020 http://geopolitics.am/archives/15697 http://armiya.az/ru/news/166994 http://www.science.gov.az/news/open/14376 http://asbarez.com/198526/governments-resignation-... http://asbarez.com/199167/president-sarkissian-say... http://theconversation.com/nagorno-karabakh-what-d... http://www.theguardian.com/artanddesign/2020/oct/1... http://www.theguardian.com/world/2020/oct/11/nagor... http://unscr.com/files/1993/00822.pdf http://unscr.com/files/1993/00853.pdf